Chính trị Nhà_nước_Palestine

Chính phủ

Nhà nước Palestine gồm các thể chế sau có liên hệ với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO):

  • Tổng thống Nhà nước Palestine – do Hội đồng Trung ương Palestine bổ nhiệm[40]
  • Hội đồng Dân tộc Palestine – cơ quan lập pháp thành lập Nhà nước Palestine[1]
  • Hội đồng Hành pháp Tổ chức Giải phóng Palestine – có chức năng của một chính phủ lưu vong,[27][41] duy trì một mạng lưới quan hệ đối ngoại rộng lớn.

Các thể chế này khác biệt với Chủ tịch Chính quyền Dân tộc Palestine, Hội đồng Lập pháp Palestine (PLC) và nội các, là những thể chế liên kết với Chính quyền Dân tộc Palestine.

Văn kiện thành lập Nhà nước Palestine là Tuyên ngôn Độc lập Palestine,[1] và nó cần được phân biệt với Hiến chương Dân tộc Palestine của PlO và Luật Cơ bản Palestine của PNA.

Bản đồ thể hiện các khu vực đang nằm dưới quyền cai quản của chính quyền Palestine với màu đỏ (khu vực A và B).

Hành chính

Nhà nước Palestine được chia thành 16 đơn vị hành chính.

TênDiện tích(km2)[42]Dân sốMật độ (trên km2)muhfaza hoặc thủ phủ
Jenin583311.231533,84Jenin
Tubas40264.719160,99Tubas
Tulkarm246182.053740,05Tulkarm
Nablus605380.961629,68Nablus
Qalqiliya166110.800667,46Qalqilya
Salfit20470.727346,7Salfit
Ramallah & Al-Bireh855348.110407,14Ramallah
Jericho & Al Aghwar59352.15487,94Jericho
Jerusalem345419.108a1214,8aJerusalem (trên pháp lý và tranh chấp)
Bethlehem659216.114927,94Bethlehem
Hebron997706.508708,63Hebron
North Gaza61362.7725947,08JabalyaBản mẫu:Cit
Gaza74625.8248457,08Thành phố Gaza
Deir Al-Balah58264.4554559,56Deir al-Balah
Khan Yunis108341.3933161,04Khan Yunis
Rafah64225.5383524,03Rafah

a. Dữ liệu từ Jerusalem bao gồm Đông Jerusalem bị chiếm đóng cùng cư dân Israel tại đó

Các tỉnh tại Bờ Tây được gộp thành ba khu vực theo Hiệp định Oslo. Khu vực A chiếm 18% diện tích Bờ Tây và do chính phủ Palestine quản lý.[43][44] Khu vực B chiếm 22% diện tích Bờ Tây và nằm dưới quyền kiểm soát dân sự của Palestine và Israel-Palestine cùng kiểm soát an ninh.[43][44] Khu vực C, ngoại trừ Đông Jerusalem, chiếm 60% diện tích Bờ Tây và do Chính quyền Dân sự Israel cai quản, song chính phủ Palestine được cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế cho 150.000 người Palestine trong khu vực.[43]

Đông Jerusalem được tuyên bố là thủ đô của Palestine, song được quản lý như một phần của quận Jerusalem thuộc Israel, song Palestine yêu sách là bộ phận của tỉnh Jerusalem. Khu vực này bị Israel sáp nhập vào năm 1980,[43] song hành động này không được quốc gia nào công nhận.[45] Trong số 456.000 cư dân tại Đông Jerusalem, khoảng 60% là người Palestine và 40% là người Israel.[43][46]

Quan hệ đối ngoại

Công nhận quốc tế của Nhà nước Palestine

Tổ chức Giải phóng Palestine đại diện cho Nhà nước Palestine trong đối ngoại, họ duy trì đại sứ quán tại các quốc gia công nhận Nhà nước Palestine. Tổ chức Giải phóng Palestine được quyền đại diện trong nhiều tổ chức quốc tế với vị thế là thành viên, liên kết hoặc quan sát viên. Do tính không xác định của nguồn, trong một số trường hợp không thể phân biệt đâu là đại biểu PLO nhân danh Nhà nước Palestine, và đâu là nhân danh thực thể phi quốc gia hoặc chính quyền.

Ngày 15 tháng 12 năm 1988, tuyên ngôn độc lập của Nhà nước Palestine từ tháng 11 năm 1988 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thừa nhận.[47] Tính đến tháng 9 năm 2015, 136 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã công nhận Nhà nước Palestine. Nhiều quốc gia không công nhận Nhà nước Palestine song công nhận Tổ chức Giải phóng Palestine là "đại biểu của nhân dân Palestine". Ủy ban hành pháp của PLO được trao quyền thi hành các chức năng chính phủ của Nhà nước Palestine.[41]

Ngày 29 tháng 11 năm 2012,[25] Nghị quyết số 67/19 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua, nâng cấp Palestine lên vị thế "nhà nước quan sát viên phi thành viên" tại Liên Hiệp Quốc.[27][28] Việc thay đổi vị thế này được mô tả là công nhận thực tế chủ quyền quốc gia của Palestine".[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_nước_Palestine http://www.dipublico.com.ar/english/status-of-pale... http://www.al-bab.com/arab/docs/pal/pal4.htm http://america.aljazeera.com/multimedia/2014/7/wes... http://www.aljazeera.com/programmes/insidestory/20... http://www.cbsnews.com/news/is-palestine-now-a-sta... http://www.geohive.com/cntry/palestine.aspx //books.google.com/books?id=A9FVtIjyFtYC&pg=PA186 //books.google.com/books?id=GAQ8vIJE8_QC //books.google.com/books?id=NYszJtC66FAC&pg=PA161 //books.google.com/books?id=XI6uIZJQnU8C